Thứ Tư, 31 tháng 8, 2016

Xe ô tô nguyên chiếc Trung Quốc “đổ bộ” thị trường Việt Nam

Điện thoại các loại và linh kiện vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của cả nước trong 7 tháng qua với kim ngạch đạt 17,15 tỷ USD; tăng 28,6% so với cùng kỳ. Tiếp đến là mặt hàng dệt may, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; giày dép các loại; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng…

 Ô tô nguyên chiếc nằm trong 10 nhóm hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ Trung Quốc, đạt giá trị 696 triệu USD trong 7 tháng.
7 tháng nhập siêu 19,4 tỷ USD từ Trung Quốc

Theo số liệu thống kê về tình hình xuất - nhập khẩu 7 tháng đầu năm 2015 của Tổng cục Hải quan, trong 7 tháng qua, Việt Nam đã nhập siêu 19,4 tỷ USD từ Trung Quốc.

Cụ thể, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc trong 7 tháng đạt 37,44 tỷ USD, trong đó, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Trung Quốc đạt ở con số khiêm tốn là 9,04 tỷ USD thì ở chiều ngược lại, nhập khẩu từ Trung Quốc đạt tới 28,4 tỷ USD. Như vậy, trong 7 tháng Việt Nam đã nhập siêu từ Trung Quốc ở mức gần 20 tỷ USD, cao hơn cùng kỳ năm 2014 khoảng 4,5 tỷ USD.

Đáng lưu ý, mức thâm hụt thương mại ngày càng lớn này chủ yếu nằm ở nhóm ngành, lĩnh vực nguyên vật liệu và thiết bị của Trung Quốc. Trong đó nhập khẩu tập trung vào các nguyên phụ liệu cho ngành may mặc, giày dép, vải, bông, xơ sợi dệt các loại, sắt thép, máy vi tính, sản phẩm điện tử, hàng điện gia dụng, điện thoại các loại và linh kiện, máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng...

Đặc biệt, mặt hàng ô tô nguyên chiếc nằm trong 10 nhóm hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ Trung Quốc, đạt giá trị 696 triệu USD. Tính trong 7 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập hơn 18.000 chiếc từ Trung Quốc, gấp hơn 3 lần cùng kỳ năm ngoái, trong đó chủ yếu là xe tải nguyên chiếc. Bên cạnh đó, một số các mặt hàng như quần áo, hàng tiêu dùng, hóa chất, rau củ quả, các mặt hàng thực phẩm… cũng được Việt Nam nhập từ Trung Quốc khá lớn trong 7 tháng đầu năm.
Ở chiều ngược lại, trong 7 tháng qua, Việt Nam xuất khẩu 37 nhóm hàng sang thị trường Trung Quốc, nhưng chỉ có duy nhất nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 1,45 tỷ USD, còn các nhóm hàng còn lại đạt kim ngạch dưới 1 tỷ USD.

Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu nông sản chính của Việt Nam như thủy sản, rau quả, gạo... Tổng kim ngạch các mặt hàng này trong 7 tháng đạt gần 2 tỷ USD, tương đương năm 2014.

Khu vực kinh tế trong nước gia tăng nhập siêu

Tổng cục Hải quan cũng cho biết, tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong tháng 7 đạt 28,85 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu đạt 14,2 tỷ USD, nhập khẩu đạt 14,7 tỷ USD. Kết quả này đã đưa tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước từ đầu năm đến hết tháng 7 đạt 187,1 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu đạt 91,8 tỷ USD, tăng 8,7%; nhập khẩu đạt 95,3 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái.

Như vậy, chỉ tính riêng trong tháng 7/2015, cả nước đã nhập siêu gần 500 triệu USD, nâng mức thâm hụt thương mại tính từ đầu năm đến hết tháng 7 đạt hơn 3,52 tỷ USD. Mức nhập siêu vẫn hoàn toàn thuộc về khu vực kinh tế trong nước với con số đang tăng đáng kể qua các tháng. Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp FDI xuất siêu 5,4 tỷ USD trong 7 tháng.

Ở chiều ngược lại, dẫn đầu trong các nhóm sản phẩm nhập khẩu nhiều nhất trong 7 tháng là máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng với kim ngạch đạt 16,4 tỷ USD, tăng 33,8% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là máy vi tính và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện; vải các loại; sắt thép các loại...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét